Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi nai

Hướng dẫn cách chọn giống nai để nuôi hiệu quả - Cách chọn nai đực giống chất lượng

Hướng dẫn cách chọn giống nai để nuôi hiệu quả - Cách chọn nai đực giống chất lượng
Tác giả: Hươu Giống
Ngày đăng: 31/08/2016

Hơn nữa, nuôi 1 cặp nai cũng gắn bó với mình suốt mười mây năm, nếu được giống tốt, sẽ sinh ra biết bao nhiêu lợi lộc.

Nai giống tốt, được chọn theo nhiều cách :

→ Dòng giống tốt: nai cha khoẻ mạnh, to lớn, phủ giống tốt, cho lộc đạt tiêu chuẩn.

Nai mẹ mắn đẻ, nhiều sữa, nuôi con khéo, tính hiền, tạp ăn và ăn uống có nết.

→ Sức khỏe tốt: Nai tơ phải khỏe mạnh, có sức vóc, ngoại hình dẹp.

Lúc sơ sinh đã có thể trọng từ 8 kí trở lên, càng lớn càng sởn sơ, không bệnh tật.

→ Nết tốt: hiền từ, dạn dĩ, thân thiện với người, có nết ăn uống, và tạp ăn.

Thường thì với hươu nai mà chọn được cả ba tiêu chuẩn trên đây là chuyện khó khăn, mặc dầu yêu cầu cần đạt được phải là vậy mới được.

Nai là thú hoang dã ở rừng, mới được đem về thuần hóa chưa dược bao nhiêu đời, nên tính nết và bản chất của nó chưa thể thuần được như các loại gia súc trong nhà của ta nuôi từ trước đến nay.

Nếu còn chất “chất rừng” thì nó khó lòng sống theo qui luật của thú nhà : sinh đẻ lôi thôi, tính nết thất thường…

Hơn nữa, sống nơi hoang dã, con thú tự biết tìm môi trường sống thích hợp cho mình, như mùa nào thì sống ở đâu cho hợp khí hậu, ăn ở đâu cho có nhiều cỏ… Mùa thay lông, mùa động dục đôi khi cũng bất thường.

Còn sống ở chuồng trại thì phải sống theo “qui luật cứng ngắc” của chuồng trại, Tất cả những thói quen, kể cả bản năng đều bị sửa đổi.

Vì vậy, để thích ứng với môi trường mới, một vài đời của con thú, thậm chí được năm mười đời, cũng chưa thể gọi là thuần… như dạng trâu bò, dê, ngựa, heo gà được.

Do đó, những con nai giống nào có cha mẹ đã thuần thục đều được coi là tốt cả, nếu phần sức khỏe và ngoại hình nó tốt là được.

Cách chọn nai đực giống chất lượng

Nai đực giống là nai vừa nuôi để phủ giống vừa để khai thác lộc nhung.

Tất nhiên, chọn lựa con nai để giống này rất khó, vì nó phải hội đủ những đức tính tốt nhất so với những con khác trong bầy.

Người ta chọn nai đực giống từ lúc :

- Sơ sinh đến 5 tháng tuổi: nai sơ sinh phải mạnh khỏe, không có dị tật bẩm sinh, có thể trọng từ 8 kí trở lên.

Đến 5 tháng tuổi, tức là tuổi dứt bú sữa mẹ, phải có thể trọng 80 kí.

Trong suốt thời gian ở cạnh mẹ nai đực con không hề bị bệnh truyền nhiễm, nhất là bị bệnh mãn tính.

Điều cần là phải cho nai để giống bú mẹ đủ 5 tháng mới dứt sữa.

Vì từ trước đến nay, có nhiều người quá hám lợi, chỉ cho nai con bú chừng ba tháng là cho dứt sữa mẹ ngay.

Họ làm như vậy là để bảo vệ sức khỏe cho nai mẹ, và cũng để có đủ thì giờ để bồi dưỡng cho nai mẹ, hầu chịu đực lứa sau cho đúng hạn kỳ.

Làm như vậy quả là có lợi trước mắt, nhưng lợi không lợi về lâu về dài.

Vì như mọi người đều biết, nai con dứt sữa sớm sẽ sống èo uột, chậm lớn, thân thể không có sức đề kháng cao nên dễ bị bệnh tật.

Số nai con và hươu sao con từ trước đến nay bị hao hụt nhiều, nguyên nhân phần lớn cũng là do bị dứt sữa mẹ quá sớm.

Trong khi đó thì ai cũng biết, sữa nai, sữa hươu có độ dinh dưỡng rất cao, tốt hơn sữa bò gấp nhiều lần.

- Chọn nai từ thời kỳ 5 tháng tuổi đến 1 năm tuổi đầy là giai đoạn dược đánh giá là nai đang đứng ở ngưỡng cửa trưởng thành.

Nó tương đương với cái tuổi “mười bảy bẻ gãy sừng trâu” của con người.

Nai trong độ tuổi này đòi hỏi phải có sức vóc mạnh bạo, nhìn qua là thấy “bảnh bao” liền mới được.

Tuy nhiên phải hai năm tuổi cho phối giống mới tốt.

Nếu cho phủ giống sớm, nai đực chóng bị suy.

Thời gian phối giống sung sức nhất của nai đực là từ năm tuổi thứ tư đến năm tuổi thứ mười.

Sau tuổi đó, người ta chỉ nuôi thúc để mong được cặp nhung tốt.

Sau một năm tuổi, nai đực vẫn được chủ nuôi theo dõi để xem kết quả của sự phối giống ra sao, lộc nhung tốt xâu thế nào.

Nếu cần, có thể thay thế con khác tốt hơn, không tiếc.

Vì rằng, con đực giống tốt phải nằm trong chuồng đến hơn mười năm, vừa có nhiệm vụ phủ giống vừa sinh sản lộc nhung.

Nếu phủ giống không ra gì thì nên cho nó xuống hàng thứ cấp : chỉ nuôi lấy lộc.

Cũng xin được trình bày thêm là nai đực giống dứt khoát không được trùng huyết với bầy nai cái trong chuồng.

Nếu cha mẹ đồng huyết thì con cái sẽ èo uột không ra gì.

Vì vậy, người ta thường chọn nai đực giống ở những vùng xa xôi khác, để tránh sự đồng huyết cho bầy đàn của mình.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chăm sóc nai cái đẻ - Đẻ ngược Kỹ thuật chăm sóc nai cái đẻ - Đẻ ngược

Kỹ thuật chăm sóc nai cái đẻ - Đẻ ngược

31/08/2016
Hướng dẫn nuôi dưỡng nai cái chữa Hướng dẫn nuôi dưỡng nai cái chữa

Nai cái nuôi chỉ để sinh sản (không ra lộc như nai đực) nhưng, nếu gặp nai tốt lại sinh ra nhiều lợi gấp mầy lần nai đực. Vì nai con luôn luôn có giá trên thị trường – nhất là trong giai đoạn con giống còn hiếm hoi này.

31/08/2016
Kỹ thuật nuôi dưỡng nai đực giống Kỹ thuật nuôi dưỡng nai đực giống

Nai đực để làm giống là nai đã được người nuôi chọn lựa kỹ càng rồi. Tất nhiên đó là nai tốt. Tuy nhiên, nếu ta lơ là trong việc nuôi dưỡng thì nai tốt rồi cũng trở thành nai xấu.

31/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.